Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /www/wwwroot/thpttuachua.dienbien.edu.vn/includes/countries.php on line 435
 Chuyện “vui” giáo dục -
Bây giờ là : 20:18 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

MENU TIN TỨC

Bạn thuộc thành phần nào dưới đây?

Cán bộ

Giáo viên

Phụ huynh học sinh

Học sinh

Thành phần khác

Liên kết web

 

 

 

Trường học kết nối
Tài nguyên giáo dục
Cổng thông tin thi và tuyển sinh
Sở Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chuyện “vui” giáo dục

Thứ tư - 19/03/2014 11:20
TTCT - Giáo sư Lê Văn Thiêm có lần nói: “Người trò giỏi là người mà thầy không dạy gì cũng làm được. Người thầy giỏi là người tìm ra học trò như thế!”.

I. Thế nào là người thầy giỏi

 

 

Nghe thì như đùa nhưng mà thật.

Người thầy phải dạy thế nào để phát hiện học sinh giỏi, chứ không phải học sinh “giỏi lặp lại thầy”.

Làm người thầy giỏi khó lắm thay!

II. Thầy giỏi thỉnh thoảng phải dạy...sai!

Đó là kinh nghiệm của tôi! Thỉnh thoảng sai một chút mà không thấy học trò phản ứng gì thì có nghĩa là họ không để ý hoặc không hiểu gì bài giảng. Phải “điều chỉnh”. Còn nếu học trò phát hiện sai thì càng tốt, thầy trò cùng tìm cách khắc phục trên bảng và qua đó học trò rèn luyện rất nhiều về cách suy nghĩ.

“Phương pháp” trên khá thích hợp khi dạy các em chuyên toán, nhưng nếu dạy cao học thì khác hẳn. Có một giáo sư đã ngạc nhiên khi chấm bài thi cao học, vì đến chỗ đó ai cũng viết một câu rồi gạch đi, sau đó viết lại. Mãi sau thầy mới hiểu ra là hôm đó thầy dạy trên bảng, khi phát hiện sai thì gạch rồi viết lại. Học trò cứ thế chép theo!

III. Không phận sự miễn vào

Chuyện thật, do một học viên cao học người miền núi kể lại.

Trong một kỳ thi ở một trường nọ, để nghiêm túc người ta đặt cái biển “Không phận sự miễn vào” trước cửa trường. Gần đến giờ thi mà cổng trường vẫn “nghiêm túc” một cách quá đáng: chưa thấy em nào đến. Các thầy cô phát hoảng. Lại càng ngạc nhiên hơn khi phát hiện trong các phòng thi đã gần chật kín học sinh!

Hỏi ra mới biết các em thấy cái biển “Không phận sự miễn vào” thì không dám đi qua cổng, mà giờ thi sắp đến đành trèo tường để vào lớp!

Thế mới biết cái chữ “phận sự” (hoặc những chữ to lớn tương tự) dễ trở thành “ngáo ộp” đối với tuổi học trò.

IV. Một mét vuông bằng bao nhiêu mét thường?

Và đây cũng là chuyện có thật, nghe giáo sư Hoàng Tụy kể lại.

Chuyện xảy ra hồi đầu kháng chiến chống Pháp (khoảng 1948-1949).

Một thầy giáo phổ thông rất lúng túng khi học sinh hỏi: “Một mét vuông bằng bao nhiêu mét thường?”. Thầy xin khất, trả lời sau.

Câu hỏi được đưa ra trước hội đồng nhà trường và được tranh cãi sôi nổi. Có hai luồng ý kiến: “Một mét vuông bằng 10 mét thường” và “Một mét vuông bằng 100 mét thường”. Ông hiệu trưởng cho biểu quyết, đa số đồng ý phương án hai.

Nghị quyết nhà trường: ”Từ nay, khi gặp câu hỏi như trên của học sinh thì các thầy cô trả lời là một mét vuông bằng 100 mét thường”!

Chúng ta có thể cũng đang làm những “biểu quyết” tương tự và 10 năm nữa mới cười chăng?

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: giáo sư, học trò

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Bài giảng e-learning

Tìm kiếm tài liệu