banner

Chuyện “vui” giáo dục

Thứ tư - 19/03/2014 00:20
TTCT - Giáo sư Lê Văn Thiêm có lần nói: “Người trò giỏi là người mà thầy không dạy gì cũng làm được. Người thầy giỏi là người tìm ra học trò như thế!”.

I. Thế nào là người thầy giỏi

 

 

Nghe thì như đùa nhưng mà thật.

Người thầy phải dạy thế nào để phát hiện học sinh giỏi, chứ không phải học sinh “giỏi lặp lại thầy”.

Làm người thầy giỏi khó lắm thay!

II. Thầy giỏi thỉnh thoảng phải dạy...sai!

Đó là kinh nghiệm của tôi! Thỉnh thoảng sai một chút mà không thấy học trò phản ứng gì thì có nghĩa là họ không để ý hoặc không hiểu gì bài giảng. Phải “điều chỉnh”. Còn nếu học trò phát hiện sai thì càng tốt, thầy trò cùng tìm cách khắc phục trên bảng và qua đó học trò rèn luyện rất nhiều về cách suy nghĩ.

“Phương pháp” trên khá thích hợp khi dạy các em chuyên toán, nhưng nếu dạy cao học thì khác hẳn. Có một giáo sư đã ngạc nhiên khi chấm bài thi cao học, vì đến chỗ đó ai cũng viết một câu rồi gạch đi, sau đó viết lại. Mãi sau thầy mới hiểu ra là hôm đó thầy dạy trên bảng, khi phát hiện sai thì gạch rồi viết lại. Học trò cứ thế chép theo!

III. Không phận sự miễn vào

Chuyện thật, do một học viên cao học người miền núi kể lại.

Trong một kỳ thi ở một trường nọ, để nghiêm túc người ta đặt cái biển “Không phận sự miễn vào” trước cửa trường. Gần đến giờ thi mà cổng trường vẫn “nghiêm túc” một cách quá đáng: chưa thấy em nào đến. Các thầy cô phát hoảng. Lại càng ngạc nhiên hơn khi phát hiện trong các phòng thi đã gần chật kín học sinh!

Hỏi ra mới biết các em thấy cái biển “Không phận sự miễn vào” thì không dám đi qua cổng, mà giờ thi sắp đến đành trèo tường để vào lớp!

Thế mới biết cái chữ “phận sự” (hoặc những chữ to lớn tương tự) dễ trở thành “ngáo ộp” đối với tuổi học trò.

IV. Một mét vuông bằng bao nhiêu mét thường?

Và đây cũng là chuyện có thật, nghe giáo sư Hoàng Tụy kể lại.

Chuyện xảy ra hồi đầu kháng chiến chống Pháp (khoảng 1948-1949).

Một thầy giáo phổ thông rất lúng túng khi học sinh hỏi: “Một mét vuông bằng bao nhiêu mét thường?”. Thầy xin khất, trả lời sau.

Câu hỏi được đưa ra trước hội đồng nhà trường và được tranh cãi sôi nổi. Có hai luồng ý kiến: “Một mét vuông bằng 10 mét thường” và “Một mét vuông bằng 100 mét thường”. Ông hiệu trưởng cho biểu quyết, đa số đồng ý phương án hai.

Nghị quyết nhà trường: ”Từ nay, khi gặp câu hỏi như trên của học sinh thì các thầy cô trả lời là một mét vuông bằng 100 mét thường”!

Chúng ta có thể cũng đang làm những “biểu quyết” tương tự và 10 năm nữa mới cười chăng?

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

169.1/KH-THPTTC

Báo cáo công khai trong hoạt động giáo dục năm 2024

Thời gian đăng: 15/09/2024

lượt xem: 16 | lượt tải:7

22/BC-ĐTN

Báo cáo Tổng kết công tác Đoàn và Phong trào thanh niên trường học năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 15/09/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:6

TL-ĐTN

Thể lệ cuộc thi "Nét bút tri ân năm học 2023-2024"

Thời gian đăng: 15/09/2024

lượt xem: 16 | lượt tải:7

66/KH-ĐTN

KH Tổng kết và tri ân học sinh lớp 12 năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 15/09/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:6

17/BC-ĐTN

Báo cáo công tác Đoàn TN tháng 4 và KHHĐ tháng 5

Thời gian đăng: 15/09/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:6
Tìm kiếm tài liệu

quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,344
  • Máy chủ tìm kiếm640
  • Khách viếng thăm704
  • Hôm nay311,737
  • Tháng hiện tại1,161,909
  • Tổng lượt truy cập32,656,763
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi