banner

MẬT MÃ GIẤC MƠ ĐẠI HỌC CỦA TÔI

Thứ tư - 06/05/2020 22:20
        Tin tôi đỗ đại học nhanh chóng lan đi khắp xã. Ở một xã nghèo nơi biên giới phía Tây Tổ quốc như xã tôi, hai từ “Đại học” còn xa lạ lắm nên tôi đã trở thành “ngôi sao” của xã. Với riêng tôi, đỗ đại học là một cuộc cách mạng thành công với chính bản thân mình. Từ một học sinh trung bình không được ôn thi bài bản ở các lớp luyện thi, phải vừa tự học vừa lao động giúp gia đình mà tôi đã đỗ đại học với số điểm khá ấn tượng. Không cần đến 5 điểm ưu tiên khu vực của mình tôi vẫn thừa điểm đỗ vào tất cả các khoa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khoá thi năm 2001.
        Học đại học là ước mơ lớn nhất của bất cứ ai muốn vào đời bằng con đường học tập. Tôi cũng không ngoại lệ, nhưng tôi biết chỉ “dám mơ ước” thôi là chưa đủ, cái quan trọng hơn cả là phải tìm đường để thực hiện ước mơ. Là con cả trong một gia đình nông dân nghèo, tôi chỉ có con đường duy nhất là vừa lao động vừa tranh thủ tự ôn luyện, tích góp kiến thức như con ong chăm chỉ, mưa dầm thấm lâu mà thôi!
        Tôi không nhớ chính xác nhưng tôi đã đọc được ở đâu đó rằng: mỗi thành công đều đến 2 lần, đầu tiên là đến trong kế hoạch và sau đó là đến khi ta hoàn thành nó. Do vậy việc đầu tiên tôi làm là vạch ra kế hoạch ôn thi. Căn cứ vào khối lượng kiến thức từng môn, tôi tính toán để “khoán” lượng kiến thức phải học theo tháng, theo tuần, rồi theo ngày, với thời gian biểu phù hợp với điều kiện của mình. Tôi nghĩ lợi thế của mình là thời gian và sự chăm chỉ nên tôi ôn luyện theo tinh thần chậm mà chắc với một kế hoạch khoa học vừa bảo đảm được thời gian học tập vừa đảm bảo thời gian lao động giúp gia đình và nghỉ ngơi giữ gìn sức khoẻ.
        Tôi vào cuộc khá sớm, cách khoảng 1 năm trước kỳ thi đại học. Tôi xác định sẽ ôn từ cơ bản đến mở rộng nên trước tiên tôi học kiến thức cơ bản trong chương trình do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định với “Người thầy” là sách giáo khoa kết hợp với sách chuẩn kiến thức kỹ năng cho từng môn học.
        Tôi chỉ được ngồi vào bàn học vào lúc sáng sớm, lúc chiều muộn và tối khuya nên tôi dùng thời gian đó để soạn đề cương ôn thi căn bản cho từng môn. Trong quá trình soạn đề cương, tôi cố gắng kết hợp tay viết đến đâu óc đọc nhẩm để ghi nhớ đến đó. Sau đó tôi viết lại nội dung trong đề cương thành sơ đồ dàn ý chỉ với các từ khoá và ý chính ra những tờ giấy rời. Sơ đồ tôi lập đảm bảo vừa bao quát nội dung vừa thể hiện tính logic, hệ thống của vấn đề theo trình tự từ lớn đến nhỏ, từ ý chính đến ý phụ để dễ hiểu, dễ nhớ mà không bị lệ thuộc vào câu từ trong sách vở. Tôi luôn mang bên mình những tờ giấy đó để vừa lao động chân tay vừa ghi nhớ lặp đi lặp lại trong đầu, nếu quên tôi sẽ  mở ra xem lại. Tôi nghĩ không nhất thiết cứ phải được ngồi vào bàn học mới là học vì tư duy suy nghĩ là ở trong đầu mình, do vậy phần lớn thời gian học của tôi là học trong khi lao động mà vẫn tập trung và hiệu quả cao. 
        Tôi đã cố gắng tranh thủ học ôn ở mọi nơi, mọi lúc. Song, vẫn có ngày tôi không thể hoàn thành được kế hoạch đề ra. Nhiều lúc vất vả và mỏi mệt làm tôi muốn bỏ cuộc giữa chừng. Cảm giác khi đó thật tồi tệ! Buồn bực và bất mãn với chính mình. Tuy nhiên, tôi không đầu hàng. Tôi có thể trì hoãn việc ăn, việc ngủ, tạm gác những việc khác chứ nhất quyết không bỏ dở kế hoạch thực hiện ước mơ của mình! Ngày đó xã tôi chưa có điện nên tôi học thâu đêm dưới ngọn đèn dầu khơi to, bằng tất cả trí tuệ, sức lực và khát khao mãnh liệt được bước chân vào giảng đường đại học. Tôi thực sự đã tìm được niềm vui trong từng ngày ôn luyện. Việc học với tôi đã trở thành một sự say mê.
        Khi đã nhớ được từng chương, từng bài tôi lại dùng sơ đồ dàn ý để củng cố, hệ thống hóa kiến thức bằng những “công cụ đặc biệt” là phấn trắng viết ra sân trạt hoặc bằng bút bi ghi trên những tờ lịch to, có lúc chỉ đơn giản là cây que vạch trên nền đất. Tôi đặc biệt hứng thú với phương pháp học này vì nó không chỉ giúp tôi thấy rõ các nội dung được triển khai từ ý chính mà còn nhìn rõ mối quan hệ giữa các ý nên việc ghi nhớ nhanh và mạch lạc hơn, không bị chồng chéo, nhầm lẫn giữa các đơn vị kiến thức, nhờ đó mà tôi đã ghi nhớ sâu sắc được bản chất logic của vấn đề đối với cả ba môn thi. Mãi sau này, khi xem một chương trình trên VTV1 tôi mới biết phương pháp ôn thi này của tôi được gọi bằng tên khoa học là phương pháp “Bản đồ tư duy”. 
        Từ khi lập được một kế hoạch phù hợp và lựa chọn được phương pháp ôn luyện hiệu quả, tôi thấy mình đã có một tấm “bản đồ”, như một người đi đường đã biết đích đến lại biết phương hướng và đường đi. Tôi tin mình sẽ thành công!
        Với sự kiên trì và cố gắng không mệt mỏi, tôi đã ôn luyện xong toàn bộ nội dung cơ bản trong chương trình trước kỳ thi đại học khoảng 1 tháng. Kể từ đó tôi mới kết hợp ôn với đọc thêm sách tham khảo. Mỗi khi đọc sách tham khảo tôi nhớ rất nhanh vì trong đầu tôi đã đối chiếu ngay được so với đề cương của mình thì vấn đề đó được mở rộng, khơi sâu thêm những nội dung nào. Tôi dành thời gian để làm các đề văn, làm bài tập địa lý và tham khảo các đề thi, đáp án, rèn luyện kỹ năng làm bài như cách: mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý… Tôi tự mình bấm thời gian làm các đề thi như thi thật.
        Ngày đi thi, tôi xin bố mẹ cho đi một mình để đỡ tốn kém. Những ngày ở thủ đô chờ thi tôi chỉ học nhẹ nhàng và dành nhiều thời gian thư giãn, giải trí để phục hồi trí nhớ và tăng cảm hứng sáng tạo.
        Tôi biết đi thi ai cũng muốn đỗ. Nhưng tấm vé vào cổng trường đại học thì rất ít và chỉ dành cho những người không chỉ có vốn kiến thức vững chắc mà còn phải biết cách làm bài thi tốt.
Sáng đầu tiên tôi thi môn Địa lý, nhận đề thi tôi đọc một lượt tất cả các câu hỏi, căn cứ vào thang điểm tôi chia luôn thời gian cho từng câu và cho phép được dao động trong 5 phút. Tôi chọn câu dễ làm trước, sau khi đọc kỹ đề tôi phác nhanh dàn ý cho từng câu và rà soát lại các ý, sau đó mới làm bài trên giấy thi. Đối với mỗi câu tôi đều trả lời có phần mở bài, thân bài và kết bài rõ ràng. Các ý trong từng phần được triển khai một cách tường minh, logic. Làm xong bài thi tôi cẩn thận đọc lại và soát từng lỗi chính tả, dấu chấm, dấu phẩy… hết thời gian tôi mới ra khỏi phòng thi. Cả ba môn thi tôi đều áp dụng những kỹ năng cơ bản đó.
        Với cách ôn thi và làm bài thi như thế, tôi đã đỗ thủ khoa Khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, kỳ thi tuyển sinh năm 2001. Tôi đã mở được cánh cổng trường đại học mình mơ ước bằng mật mã: “quyết tâm - kế hoạch và phương pháp ôn luyện khoa học - sự kiên trì khổ luyện - cách làm bài thi tốt”.

Tác giả: Trần Thanh Thủy - Giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

Nguồn tin: THPT Tủa Chùa

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

209/QĐ-THPTTC

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG KHAI SỐ LIỆU, THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH QUÝ 3 NĂM 2024

Thời gian đăng: 07/10/2024

lượt xem: 30 | lượt tải:10

1913/QĐ-THPTTC

Quyết định về việc công bố công khai bổ sung dự toán chi ngân sách năm 2024 của trường THPT Tủa Chùa

Thời gian đăng: 07/10/2024

lượt xem: 28 | lượt tải:16

169.1/KH-THPTTC

Báo cáo công khai trong hoạt động giáo dục năm 2024

Thời gian đăng: 15/09/2024

lượt xem: 154 | lượt tải:27

146.2/TB-THPTTC

THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỎ SUNG VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2024-2025

Thời gian đăng: 24/09/2024

lượt xem: 137 | lượt tải:31

22/BC-ĐTN

Báo cáo Tổng kết công tác Đoàn và Phong trào thanh niên trường học năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 15/09/2024

lượt xem: 141 | lượt tải:30
Tìm kiếm tài liệu

quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập267
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm263
  • Hôm nay118,696
  • Tháng hiện tại573,737
  • Tổng lượt truy cập45,601,841
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi