Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /www/wwwroot/thpttuachua.dienbien.edu.vn/includes/countries.php on line 435
 DI CHÚC CỦA BÁC HỒ -
Bây giờ là : 05:17 EDT Thứ năm, 25/04/2024

MENU TIN TỨC

Bạn thuộc thành phần nào dưới đây?

Cán bộ

Giáo viên

Phụ huynh học sinh

Học sinh

Thành phần khác

Liên kết web

 

 

 

Trường học kết nối
Tài nguyên giáo dục
Cổng thông tin thi và tuyển sinh
Sở Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo

DI CHÚC CỦA BÁC HỒ

Thứ tư - 06/05/2020 22:17
DI CHÚC CỦA BÁC HỒ

DI CHÚC CỦA BÁC HỒ

        Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, một chiến sỹ cộng sản lỗi lạc đấu tranh không mệt mỏi cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 79. Trước khi đi xa Người đã để lại một “Tài liệu tuyệt đối bí mật” đó chính là Di chúc Hồ Chí Minh. Đối với dân tộc ta Di chúc đã trở thành một văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Người - một vĩ nhân đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại.
Di chúc của Bác Hồ đã được Đảng ta công bố ngay sau khi Bác mất. Những lời căn dặn của Người trong bản Di chúc thiêng liêng đã trở thành  nguồn cổ vũ, động viên to lớn, là sự chỉ dẫn quan trọng để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tiến lên giành những thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
        Nhân dịp sinh nhật lần thứ 75 của mình, ngày 10 tháng 5 năm 1965 Bác Hồ đã đặt bút viết di chúc. Bản di chúc  này gồm 3 trang do chính Người đánh máy. Đây là bản di chúc hoàn chỉnh có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương  Đảng lúc bấy giờ. Năm 1968, Bác có viết bổ sung thêm một số đoạn gồm 6 trang viết tay, đến ngày 10 tháng 5 năm 1969 Bác chỉnh sửa di chúc gồm một trang viết tay.
        Sau này khi Chủ tịch HCM qua đời (ngày 2 tháng 9 năm 1969) Đảng ta đã chọn bản Di chúc Bác viết năm 1965 để công bố chính thức vì đây là bản Di chúc duy nhất hoàn chỉnh, nhưng có bổ sung và thay một số đoạn Bác viết lại vào năm 1968 và 1969. Di chúc thể hiện sự trăn trở suy nghĩ bám sát sự vận động của thực tiễn cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,  trong đó mỗi chữ, mỗi câu, mỗi đoạn văn được viết ra đều là kết quả của sự suy ngẫm, chắt lọc sâu sắc tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của Người nên Di chúc không chỉ dừng lại ở “mấy lời dặn lại” cho con cháu mà nó đã trở một chương trình hành động trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tái thiết đất nước sau chiến tranh.
        Mở đầu bản Di chúc Bác nói về lý do viết di chúc, theo ý thơ của Đỗ Phủ “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, 70 tuổi là “xưa nay hiếm”, Người viết di chúc lúc 75 tuổi khi có dự cảm về quãng thời gian cuối của cuộc đời nên dặn lại những gì Người cho là quan trọng nhất.
        Về những nội dung của Di chúc, Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu tới công tác xây dựng Đảng “trước hết nói về Đảng” vì  Đảng lãnh đạo toàn dân tộc, Đảng chịu trách nhiệm trước dân tộc về vận mệnh đất nước. Người căn dặn: “ Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi cán bộ đảng viên phải luôn luôn ý thức được sứ mệnh cao cả và trách nhiệm nặng nề đó. Bác nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của vấn đề đoàn kết, yêu cầu “cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, “trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi”, “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” và “mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
        Tiếp đó Bác quan tâm dặn dò thế hệ trẻ, thanh thiếu niên, lực lượng kế tục sự nghiệp của dân tộc. Người từng nói “thanh niên là mùa xuân của đất nước”, lớp trẻ mà không tiến thủ, không học hành đến nơi đến chốn, không tu luyện về đạo đức thì không thể gánh vác được trọng trách của mình nên trong Di chúc Bác dăn “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”.
        Năm 1968 khi Bác Hồ đặt bút viết di chúc cũng là thời điểm cuộc trường chinh kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách. Chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ đang đánh phá dữ dội miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Trong hoàn cảnh đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn chiến lược lạc quan của một nhà lãnh đạo tài ba. Người đã khẳng định niềm tin: “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định hoàn toàn thắng lợi ”. “Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ”. Niềm tin đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là trụ cột tinh thần, là nhân tố cốt lõi để củng cố niềm tin vững chắc cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta vào sự  thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
        Ước nguyện của Bác Hồ viết trong Di chúc là ngày toàn thắng “sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ chiến sỹ …đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhâng dân ta”. Nhưng Người đã “đi xa” mãi mãi mang theo nỗi đau đất nước còn chia cắt, miền Nam chưa được giải phóng và vĩnh viễn không kịp thực hiện ước nguyện thiêng liêng này.
        Là một chiến sỹ cộng sản quốc tế Bác đã cánh cánh trong lòng, buồn  lo nỗi lo về sự chia rẽ, bất hòa của một số đảng cộng sản bấy giờ, Người nhắn nhủ “Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục tình đoàn kết giữa các đảng anh em”…
        Một nội dung rất quan trọng Di chúc Người dặn lại những việc “phải ra sức làm” sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là “hàn gắn vết thương chiến tranh”. Người đã tiên lượng và nhắc nhở trong Di chúc “Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn, chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo để tránh bị động thiếu sót và sai lầm”,  trong công cuộc đó theo             Bác thì “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”
        Với tình yêu thương, quý trọng con người Bác Hồ đã dành sự dành sự chú ý đặc biệt, trong dặn lại những việc phải làm “đầu tiên là công việc đối với con người” phải có một chính sách đặc biệt đối với mọi tầng lớp nhân dân đã vì tổ quốc mà hy sinh.
“Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề  thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
        Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền đại phương phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét…
        Đối với phụ nữ “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên…”
“Đối với nạn nhân của chế độ xã hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu thì phải dùng vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những ngưòi lao động lương thiện”.           Những lời dặn dò  này cũng chính là triết lý nhân sinh cao cả, lý do hy sinh cả cuộc đời – 79 mùa xuân của Bác vì mục tiêu cao nhất đó là giải phóng con người và đem lại hạnh phúc cho con người. Và cũng chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài vị Chủ tịch nước bất tử trong lòng mỗi người con Việt Nam.
Thấm nhuần đạo lý truyền thống của người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Bác Hồ  đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để đồng bào thêm niềm khuấn khởi, đẩy mạnh sản xuất sau nhiều năm liên tục ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
        Trong kế sách tái thiết đất nước với một tầm nhìn làm cho chúng ta hôm nay phải bàng hoàng thán phục, Người căn dặn về việc xây dựng lại thành phố, làng mạc, khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế, sửa đổi chế độ giáo dục…Theo Người những công việc đó rất nặng nề và phức tạp nhưng cũng rất vẻ vang. Vì “đây là một cuộc chiến chống lại những gì đã cũ kỹ hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
         Đoạn cuối Di chúc Bác dặn lại về việc riêng của mình, nhưng ngay cả việc riêng đó cũng là vì việc chung, vì nước, vì dân với những lời tâm tình thật xúc động “Suốt đời tôi hết lòng phụng sự             Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nưa, nhiều hơn nữa.”
        Tâm nguyện giản dị của  Bác  Hồ là sau khi Người qua đời, “chớ nên tổ chức phúng viếng linh đình”, “thi hài được hỏa táng”. Tro chia làm ba phần, bỏ vào ba cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam, đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Bác dặn trên mộ  không nên có bia đá, tượng đồng mà nên xây một một ngôi nhà đơn giản, rộng rãi để mọi người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây xung quang đồi, ai đến thăm thì trống một vài cây làm kỷ niệm.
         Riêng về ý nguyện này của Bác  thì Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng  (Khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Người. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn.
         Những lời cuối cùng từ trái tim mình, Bác viết như một chào từ biệt tha thiết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Khép lại những lời dặn dò trong Di chúc, Bác nhắn nhủ tâm nguyện cả đời mình trong điều mong muốn cuối cùng “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
         Thấm thoát đã hơn 4 thập kỷ từ ngày Bác đi xa, thực hiện hiện di chúc của Người toàn Đảng toàn dân giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giang sơn đã về một mối, cùng với đó thắng lợi cuộc đấu tranh chống lại những cái cũ kỹ, lạc hậu, từng bước sáng tạo, bồi đắp những nhân tố mới mẻ, đầy sức sống của một xã hội mới theo lý tưởng cao đẹp của Người. Lớp lớp con cháu hôm nay nguyện sẽ  làm tốt những điều Bác đã căn dặn để thỏa lòng mong ước của Bác Hồ và để xứng đáng với Bác. Người Việt Nam con cháu Bác Hồ hôm nay nguyện sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Tác giả bài viết: Trần Thanh Thủy - Giảng viên Tổ Lý luận Chính trị, Trường CĐSP Điện Biên

Nguồn tin: THPT Tủa Chùa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Bài giảng e-learning

Tìm kiếm tài liệu